THAY KHỚP GỐI NHÂN TẠO
1.Giải phẫu khớp gối:
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất cơ thể. Nó giúp cho chúng ta có thể đi đứng, chạy nhảy và thực hiện hầu hết các động tác sinh hoạt hàng ngày. Mặt khớp chính là nơi tiếp xúc giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Ngoài ra còn có mặt khớp giữa xương bánh chè và xương đùi. Khớp gối có nhiều dây chằng và cơ bám xung quanh giúp tăng cường độ vững chắc của khớp gối. Bề mặt mỗi đầu xương của diện khớp được bao phủ một lớp sụn khớp rất trơn láng. Lớp sụn này có chức năng như một lớp đệm và giúp cho khớp gối cử động dễ dàng. Phần còn lại của bề mặt khớp gối có một lớp màng bao bọc gọi là màng hoạt dịch. Lớp màng này tiết ra chất dịch giúp bôi trơn khớp gối, làm giảm lực ma sát khi cử động. Bình thường các thành phần này hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng. Tuy nhiên nếu có chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó xảy ra ở khớp gối, nó sẽ làm phá vỡ sự cân bằng này, làm cho người bệnh có cảm giác đau, yếu chân hoặc giảm chức năng khớp gối.
Sụn khớp đóng vai trò rất quan trọng trong khớp gối. Chính vì vậy nếu lớp sụn khớp bị tổn thương, bị bào mòn thì khớp gối sẽ bị đau hoặc giảm chức năng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương sụn khớp là viêm khớp. Viêm khớp có thể do thoái hóa, do thấp khớp hoặc do chấn thương. Phản ứng viêm sẽ làm tổn thương sụn khớp, có thể là bong sụn hoặc bào mòn sụn khớp.
Thay khớp gối chính là phẫu thuật thay lớp sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lớp sụn nhân tạo. Như vậy vận động khớp gối bây giờ sẽ do lớp sụn nhân tạo chịu trách nhiệm. Người bệnh đi đứng, vận động hoàn toàn chịu lực lên sụn nhân tạo này. Cho nên thay khớp gối nhân tạo giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
3.Những trường hợp nào phải thay khớp gối nhân tạo?
Thay khớp gối nhân tạo được chỉ định cho những khớp gối bị tổn thương sụn khớp nặng mà điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp bảo tồn khác không có hiệu quả. Thay khớp gối nhân tạo thường được áp dụng cho các bệnh lý: thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, dính khớp, tổn thương sụn khớp sau chấn thương… cụ thể:
– Người bệnh đau nhiều vùng khớp gối mà điều trị bằng thuốc không đáp ứng: đau khi đi đứng, đau cả những lúc nghỉ ngơi, đau khi đi cầu thang, đau khi ngồi xuống hoặc đứng lên.
– Khớp gối bị biến dạng: vẹo vào trong hoặc vẹo ra ngoài, biến dạng co rút ( khớp không duỗi thẳng được )
– Thất bại sau khi tiêm thuốc corticoide hoặc các thuốc bôi trơn vào trong khớp gối
– Vận động khớp gối bị giới hạn rõ, có khi cứng khớp gối
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
4.Các nguy cơ khi phẩu thuật thay khớp nhân tạo:
Cũng giống như mọi phẩu thuật khác, thay khớp nhân tạo có thể xảy ra những nguy cơ sau
– Nhiễm trùng: có thể nhiễm trùng cấp tính xảy ra trong những ngày đầu sau mổ. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau nhức nhiều, khớp gối sưng to. Đôi khi sau mổ hơn một năm lại xảy ra nhiễm trùng gọi là nhiễm trùng muộn. Thường do vi khuẩn theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng nào đó trên cơ thể như áp xe răng lợi
– Cứng khớp gối
– Thuyên tắc mạch ở chân hoặc ở phổi.
– Tổn thương thần kinh
Các biến chứng nguy hiểm hiếm khi xảy ra, thông thường 1-2%. Đa số được phát hiện và xử trí tốt.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
5. Phẩu thuật thay khớp gối như thế nào?
Bác sỹ gây mê sẽ khám xét để chọn lựa phương pháp vô cảm thích hợp cho người bệnh. Có khi là gây mê toàn thân, có khi là gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài cứng. Một số nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ biến chứng tắt mạch giảm rõ rệt ở những bệnh nhân mổ thay khớp gối được gây tê vùng. Chính vì vậy chúng tôi luôn áp dụng kỷ thuật gây tê ngoài màng cứng vừa để phẩu thuật vừa giúp giảm đau cho người bệnh trong những ngày sau mổ.
Sau khi rạch da, Bác sỹ sẽ bộc lộ khớp gối của người bệnh, thấy rõ phần sụn bị hư hỏng. Dùng những dụng cụ chuyên biệt để định vị và cắt bỏ phần sụn khớp bị hư. đánh giá độ vững của khớp, trục cơ học của chân trước khi đặt khớp gối nhân tạo vào.
Thời gian phẩu thuật thay khớp gối kéo dài khoảng 2giờ. Có thể phẩu thuật thay hai khớp gối cùng một lúc nếu trình trạng sức khỏe của người bệnh cho phép
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
6. Sau phẩu thuật thay khớp:
Ngay sau khi cuộc mổ kết thúc, người bệnh sẽ được chuyển vào phòng hồi sức và được lưu lại phòng hồi sức trong vòng một ngày. Ngày hôm sau người bệnh sẽ được chuyển trở lại phòng riêng của mình mà trước đó mình đã nằm.
Thông thường người bệnh nằm lại bệnh viện từ năm đến bảy ngày trước khi xuất viện. hàng ngày người bệnh sẽ được chích thuốc và thay băng tại giường. Bác sỹ sẽ áp dụng hệ thống khống chế đau cho người bệnh bằng cách cho thuốc chảy tự động liên tục qua một sợi dây nhỏ vào lưng của người bệnh. Thuốc này sẽ làm tê liệt hệ thần kinh cảm giác nên người bệnh không còn cảm giác đau. Nếu không sử dụng hệ thống này người bệnh có thể bị đau do phẫu thuật.
Sau mổ sẽ có nhân viên tập vật lý trị liệu đến hướng dẫn cho người bệnh tập luyện ngay tại giường. Ngày đầu tiên người bệnh tập chủ yếu là gập duỗi cổ chân và bàn chân giúp tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng tắc mạch, giảm sưng nề. ngày thứ hai người bệnh có thể bắt đầu chống nạng đi lại.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
7.Chuẩn bị trước khi xuất viện
Thông thường người bệnh phải đi lại chống nạng hoặc khung hỗ trợ trong vòng vài tuần đầu sau mổ. Người bệnh nên sắp xếp mọi thứ tại nhà riêng của mình trước khi xuất viện về nhà:
– Nên dành một phòng riêng ở tầng trệt tại nhà của mình khi người bệnh xuất viện về nhà, bởi vì người bệnh đi lên hoặc xuống cầu thang rất khó khăn.
– Nhà vệ sinh nên xây bồn cầu cao, để người bệnh ngồi xuống, đứng lên dễ dàng. Không được phép sử dụng bồn cầu ngồi xổm.
– Nên bố trí các thanh chắn trong nhà vệ sinh để người bệnh vịn tay vào đó mà ngồi xuống và đứng dậy dễ dàng.
– Thu dọn các dây điện hoặc tấm thảm dễ gây vấp ngã hoặc trơn trượt ở trong nhà.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
8. Kết quả sau mổ:
Sau mổ thay khớp gối đa số người bệnh giảm triệu chứng đau rõ rệt. Tầm vận động của khớp gối được cải thiện rõ. Nếu như trước mổ khớp gối của người bệnh bị biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài thì sau mổ khớp gối đã được chỉnh thẳng trục gần đúng với trục bình thường. Người bệnh đi lại không còn cảm giác đau và cảm giác lỏng khớp gối như trước.
Sau mổ một tháng người bệnh có thể trở lại các sinh hoạt thường ngày như đi mua sắm, đi chợ, đi nhà thờ hoặc đi chùa.
Sau khi được hồi phục hoàn toàn người bệnh có thể tham gia các môn thể thao ít va chạm như đi bộ, bơi lội, đáng gofl, đạp xe. Tuy nhiên không nên tham gia các môn thể thao va chạm mạnh như chơi tennis, cầu lông.
Bệnh nhân nữ 65 tuổi, bị thoái hoá nặng khớp gối Trái gây biến dạng vẹo trong. Sau mổ thay khớp gối nhân tạo, chân trái đã được chỉnh thẳng trục, bệnh nhân đi đứng không đau.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
“Khám bệnh tỉ mỉ và toàn diện giúp định bệnh chính xác. Rất hân hạnh là người Bác sỹ khám chữa bệnh ngay từ đầu cho quý vị : 09 08 94 96 07 – 09 13 65 00 79“