SUY VAN TĨNH MẠCH
Suy van tĩnh mạch thường xảy ra ở những người cao tuổi, người làm việc ngồi liên tục trong nhiều giờ không vận động, người đang có các tĩnh mạch bị tổn thương,… Bệnh lý này hiện đang được điều trị hiệu quả tại Phòng khám chỉnh hình cơ xương khớp ĐẦM SEN bằng các biện pháp vật lý trị liệu, hoàn toàn không dùng thuốc, không phẫu thuật, vì thế rất an toàn và cho kết quả hồi phục cao.
SUY VAN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?
Các van tĩnh mạch phân bố trải dài trong lòng tĩnh mạch, được cấu tạo với 2 lá van, có nhiệm vụ điều chỉnh máu lưu thông theo 1 chiều duy nhất từ các chi trở về tim, ngăn chặn máu chảy theo chiều ngược lại.
Nguyên lý hoạt động của van tĩnh mạch dựa vào quá trình co thắt cơ. Khi cơ ở tay chân co lại, các van tĩnh mạch sẽ mở ra đẩy máu lên trên, ngược lại khi cơ giãn ra, các van tĩnh mạch đóng lại và giữ cho máu không chảy ngược xuống. Quá trình co giãn cơ quyết định lưu lượng máu lưu thông, các van tĩnh mạch là bộ phận giúp dòng chảy luôn đi theo 1 chiều ổn định.
Điều đó cho thấy, khi chúng ta vận động hợp lý, van tĩnh mạch sẽ đóng mở nhịp nhàng để đưa máu về tim, tạo ra hệ thống tuần hoàn máu khép kín. Tuy nhiên nếu đứng hay ngồi lâu trong thời gian dài, máu ở các chi ứ đọng lại sẽ làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, lúc này thường xảy ra 2 trường hợp:
- Với các van tĩnh mạch nông sẽ không thể chịu được áp lực lớn, vì thế thành tĩnh mạch thường bị căng giãn quá mức, từ đó gây giãn tĩnh mạch và suy van tĩnh mạch.
- Với các van tĩnh mạch sâu có thể chịu được áp lực tốt nên thường không gặp vấn đề gì bất ổn.
Nếu các van tĩnh mạch suy yếu hoặc không thể đóng kín lại, máu sẽ chảy ngược xuống gây tụ máu trong lòng tĩnh mạch, tĩnh mạch giãn ra để giảm áp lực, từ đó phát sinh nhiều hệ lụy khó lường.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0908 949 607
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY VAN TĨNH MẠCH
Không phải ai cũng có nguy cơ bị suy van tĩnh mạch, bệnh lý này chỉ xảy ra nếu tay chân gặp chấn thương hoặc hệ thống tĩnh mạch xảy ra vấn đề. Thông thường, nguyên nhân suy van tĩnh mạch chủ yếu do:
Suy giãn tĩnh mạch tay chân: Nếu các tĩnh mạch suy yếu và hoạt động kém dần, các van trong lòng tĩnh mạch cũng trở nên kém linh hoạt hơn, không thể đóng kín.
Tuổi tác cao ở người già: Tuổi càng cao thì chức năng và khả năng hoạt động của hệ tĩnh mạch càng giảm dần, từ đó kéo theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng như suy van tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch.
Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng có thể gây chèn ép lên các tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch bị tổn thương và chịu nhiều áp lực, từ đó gây suy van tĩnh mạch.
Làm việc, hoạt động sai tư thế: Việc đứng hay ngồi quá lâu trong thời gian dài do tính chất công việc, chơi thể thao quá sức, mang vác vật nặng,… có thể khiến máu không lưu thông, máu bị dồn xuống chân tạo ra áp lực, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch 1 chiều.
Ăn uống không đủ chất xơ, vitamin: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất xơ và một số loại vitamin), chức năng hoạt động của van tĩnh mạch có thể bị suy giảm và gặp tổn thương.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SUY VAN TĨNH MẠCH
Suy van tĩnh mạch trong giai đoạn khởi phát thường khó nhận biết do bệnh phát triển âm thầm và không có nhiều dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn phức tạp hơn sẽ có nhiều triệu chứng rõ rệt, cụ thể như sau:
Giai đoạn đầu: Có cảm giác nặng tay chân, đau thoáng qua và hết nhanh chóng, nếu đứng hoặc ngồi lâu, tay chân có dấu hiệu phù nhẹ, thường bị chuột rút, căng cơ vào buổi tối, đôi khi còn bị dị cảm (có cảm giác như kiến bò, kim chích).
Giai đoạn tiến triển: Bắt đầu nổi tĩnh mạch bên dưới da, thời gian càng lâu thì tĩnh mạch nổi càng nhiều, gây mất thẩm mỹ tay chân. Nhiều trường hợp da bị đổi màu sẫm hơn (xuất hiện chàm da do rối loạn biến dưỡng khi máu tích tụ quá nhiều).
Giai đoạn nặng: Da bắt đầu bị lở loét, thời gian đầu có thể lành lại từ từ, tuy nhiên càng về sau thì khả năng tự hồi phục càng giảm, vết loét lan rộng hơn và gây đau nhức rất khó chịu, chân hạn chế vận động
Trên thực tế, khi xuất hiện chàm da kèm theo tình trạng da lở loét gây đau nhức dữ dội, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng vận động tay chân mà còn dễ bị nhiễm trùng, khiến tình trạng bệnh lý thêm phức tạp hơn.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0908 949 607
SUY VAN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Suy van tĩnh mạch là một dạng bệnh lý nguy hiểm, có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp phù hợp. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra những tác hại sau:
Gây nhiễm trùng, sưng viêm: Khi tay chân lở loét, việc vệ sinh cũng như chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn, chỉ cần thực hiện sai sót hoặc chủ quan cũng có thể gây nhiễm trùng, khiến tình trạng nên phức tạp hơn.
Gây mất thẩm mỹ tay chân: Tay chân lở loét, nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo (chủ yếu là chân) khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc sinh hoạt và vận động cũng gặp nhiều khó khăn.
Tắc mạch phổi gây tử vong: Cục máu đông tích tụ trong lòng tĩnh mạch có thể di chuyển đi lên làm tắc mạch hổi, từ đó gây suy hô hấp, nguy hiểm còn có thể tử vong.
Phòng khám chỉnh hình cơ xương khớp Đầm Sen – ĐỊA CHỈ CHỮA SUY VAN TĨNH MẠCH AN TOÀN & HIỆU QUẢ
Suy van tĩnh mạch có thể được chữa trị rất hiệu quả bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó trị liệu bảo tồn không dùng thuốc, không phẫu thuật được các chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả cũng như khả năng hồi phục.
Tại Phòng khám chỉnh hình cơ xương khớp ĐẦM SEN, suy van tĩnh mạch hiện đang được chữa trị bằng một số biện pháp vật lý trị liệu như: dùng sóng siêu âm, tia Laser, sóng ngắn, điện xung,… nhằm giúp loại bỏ những tĩnh mạch hư hỏng, khiến các van tĩnh mạch phục hồi hiệu quả với ưu điểm:
- Độ an toàn cao, không phát sinh biến chứng trong và sau điều trị.
- Không gây đau và không để lại sẹo trên da.
- Thời gian điều trị nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0908 949 607
Tuy nhiên, nếu tình trạng máu tích tụ phức tạp, tĩnh mạch sưng viêm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc khi điều trị (không dùng nhiệt nóng hay xoa bóp để tránh làm tan máu đông đột ngột gây rối loạn tuần hoàn máu). Sau khi hết viêm, có thể xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp tập vận động tay chân để giúp phục hồi chức năng hiệu quả.
Bên cạnh đó, nếu cần thiết có thể sử dụng thêm vớ y khoa hoặc băng ép nhằm điều chỉnh lại các vị trí tĩnh mạch, điều hòa lưu thông máu, giúp chức năng van tĩnh mạch sớm hồi phục. Đừng quên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái hơn.