GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu từ chân trở về tim, thậm chí còn khiến máu chảy ngược nếu bị hở van tĩnh mạch. Bệnh lý này có thể phát sinh nhiều biến chứng nếu không được điều trị từ sớm và áp dụng đúng phương pháp phù hợp nhất. Vậy, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chi dưới là gì và nên chữa trị như thế nào hiệu quả?
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
Giãn tĩnh mạch chi dưới là một dạng bệnh lý xảy ra phổ biến ở người Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do di truyền, tính chất công việc (phải đứng, ngồi nhiều, mang giày cao gót thường xuyên,…), bị táo bón, béo phì, mang thai, sinh nở nhiều lần,…. Bệnh thường có các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Giai đoạn đầu chỉ có cảm giác đau mỏi chân, nặng chân, chân tê bì và phù nhẹ nếu đứng hoặc ngồi quá lâu, ban đêm thường bị chuột rút, có cảm giác dị cảm như kiến bò ở chân.
- Gian đoạn tiến triển có dấu hiệu sưng phù chân (đặc biệt là ở mắt cá hoặc bàn chân), kích thước của chân to hơn bình thường, xuất hiện chàm da (da chuyển sang màu sẫm hơn), các tĩnh mạch nổi rõ hơn trên da.
- Da xuất hiện những vết lở loét, ban đầu có thể tự lành, càng về lâu dài thì khả năng tự lành càng giảm, các vết loét gây tích tụ mủ dưới da, rất đau nhức.
Trên thực tế, không khó nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới nếu người bệnh trang bị đầy đủ kiến thức ngay từ đầu, tìm hiểu kỹ thông tin và không chủ quan với bệnh.
Đặc biệt, khi phát hiện chân có dấu hiệu đau mỏi, tê bì, hay bị chuột rút đột ngột, trên bề mặt da xuất hiện những tĩnh mạch ti li màu xanh hoặc đỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra ngay.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0908 949 607
BIẾN CHỨNG KHI BỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
Khi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, tùy vào mức độ bệnh lý người bệnh có thể đối mặt với 3 tình trạng sau: hiện tượng đông máu (tụ máu trong lòng tĩnh mạch), xuất huyết (chảy máu) và lở loét da. Đó cũng có thể được xem là các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:
Đông máu: Khi tĩnh mạch bị giãn, hoạt động kém hiệu quả, máu lưu thông từ chân trở về tim tắc nghẽn, tích tụ thành từng cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch sưng phù và nổi ngoằn nghèo trên bề mặt của da. Người bệnh thường xuyên bị co thắt cơ, chuột rút, chân sưng to và tê nhức vào ban đêm. Nặng hơn có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, các tĩnh mạch nông dưới da nổi rõ và viêm cứng.
Lở loét da: Da ở chân sẽ có dấu hiệu bị lở loét, ban đầu vết loét nhỏ và có thể lành lại, tuy nhiên bệnh càng nghiêm trọng thì tình trạng loét da càng khó lành và mức độ nặng hơn, dễ gây viêm nhiễm.
Chảy máu: Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể làm cho các van tĩnh mạch bị hở, khiến máu chảy ngược từ trên xuống chân, gây ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da, bề mặt da đổi màu và chân sưng to hơn.
Tắc tĩnh mạch phổi: Nếu cục máu đông trong lòng tĩnh mạch di chuyển lên đến phổi có thể gây tắc tĩnh mạch ở phổi, nguy cơ tử vong trong trường hợp này là rất cao.
Bên cạnh đó, ngoài những biến chứng có thể phát sinh như trên, khi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, các hoạt động sử dụng chân như đi lại, đứng hay ngồi, chạy nhảy,… đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và sức khỏe của người bệnh.
BIỆN PHÁP CHỮA GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI AN TOÀN – HIỆU QUẢ
Giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được chữa trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp phù hợp. Có thể kể đến một số biện pháp chữa giãn tĩnh mạch phổ biến hiện nay như phẫu thuật, dùng thuốc, chích xơ tĩnh mạch, laser nội tĩnh mạch, dùng sóng cao tần,… Tuy nhiên, không phải cách nào cũng có kết quả tốt và phù hợp với mọi đối tượng.
Với kết quả điều trị đạt tỷ lệ thành công hơn 95%, không phát sinh biến chứng, hạn chế tái phát và rất an toàn, Phòng khám chỉnh hình cơ xương khớp ĐẦM SEN hiện đang thực hiện chữa giãn tĩnh mạch chi dưới bằng các biện pháp trị liệu bảo tồn với đặc điểm:
Hoàn toàn không dùng thuốc, không phẫu thuật xâm lấn vào chi dưới, chỉ áp dụng các biện pháp trị liệu bảo tồn an toàn cho người bệnh như:
- Chiếu tia Laser nhằm giúp giảm sưng nề, loại bỏ các tĩnh mạch hư hỏng, làm teo tĩnh mạch bị giãn, đẩy nhanh tốc độ liền vết lở loét trên da.
- Thực hiện châm cứu nhằm giúp giải tỏa các cục máu đông, cân bằng khí huyết, kích thích máu lưu thông đúng chiều và ổn định hơn, từ đó các tĩnh mạch có thể dần hồi phục và giảm sưng nề.
- Nếu chân có dấu hiệu bị chuột rút, co thắt cơ, cứng khớp khó vận động, bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng bệnh lý mà áp dụng một số biện pháp như chiếu hồng ngoại, điện xung, xung kích trị liệu,…
- Dùng tay xoa nắn để giúp mao mạch và tĩnh mạch dưới da được thư giãn, giải phóng các chèn ép bên trong, hạn chế tụ máu, từ đó giảm sưng phù và đau mỏi chân.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0908 949 607
Mức độ sưng nề, đau nhức giảm từ 10 xuống còn 1 – 3 sau liệu trình trị liệu. Thực hiện điều trị với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài.
Liệu trình điều trị rõ ràng, được bác sĩ tư vấn cụ thể trước khi khách hàng quyết định chữa trị. Chi phí niêm yết công khai và rất hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của đại đa số người dân.
Khách hàng được khám, tư vấn và điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, cùng với đó là sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, rất chu đáo và nhiệt tình.