ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
Bs. Nguyễn Thành Chơn
Dây chằng chéo trước ( DCCT ) thường bị đứt khi khớp gối bị chấn thương, và thủ thuật tái tạo DCCT qua nội soi rất phổ biến, chiếm đa số khi làm nội soi khớp gối ( 60%). Phẫu thuật tái tạo DCCT đã có từ nhiều năm qua, đến nay đã có nhiều phát triển hơn so với trước đây. Không phải tất cả những người bị đứt DCCT đều phải mổ nội soi.
Tuy nhiên, nếu một khớp gối bị đứt DCCT mà có gây triệu chứng đau, lỏng gối, thì nên mổ tái tạo DCCT để có cơ hội phục hồi chức năng như trước. Khớp gối đã được mổ tái tạo DCCT không thể phục hồi hoàn toàn giống như một khớp gối bình thường. Tuy nhiên đại đa số người bệnh đều được phục hồi tốt hơn rất nhiều so với tình trạng khớp gối trước khi phẫu thuật. Phẫu thuật tái tạo DCCT thường đem lại kết quả tốt cho những người bệnh trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động mạnh.
1. Cơ chế chấn thương:
• Teo cơ đùi: người bị đứt dây chằng chéo trước không điều trị sẽ bị teo cơ đùi
– Rách dây chằng dọc bên
– Đứt dây chằng chéo sau
– Rách sụn chêm
– Gãy xương
Những trường hợp mới xảy ra tại nạn, rất khó khăn trong việc khám xét, đánh giá có đứt DCCT hay không do khớp gối đang bị tràn dịch, sưng đau.
Nếu gối gấp được nhẹ khoảng 30 độ , thì ta dùng test Lachman để khám. Test này dễ thực hiện và ít gây đau cho người bệnh nên thường được dùng để khám khớp gối lúc vừa bị tai nạn.
Test ngăn kéo: Tư thế gối gấp 90 độ , khám đánh giá sự di chuyển ra trước hay ra sau của mân chày.
Trong trường hợp mãn tính ta dùng test Pivot shifs.
– Các phương pháp khảo sát như:
+ Chụp XQ để đánh giá có gãy xương hay không, có bong chỗ bám DCCT hay không.
+ Phim cộng hưởng từ ( MRI) vô cùng quan trọng, MRI có thể đánh giá được hầu hết các tổn thương khớp gối: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, sụn chêm., dây chằng dọc bên, tổn thương xương….
3. Điều trị:
– Thuốc và Vật lý trị liệu: Tập luyện những bài tập trị liệu đặc biệt để tăng cường sức cơ vùng khớp gối nhất là nhóm cơ gập gối. Điều này rất có ích cho người bệnh, giúp cho khớp gối đủ vững cho những hoạt động thường ngày.
-PHẪU THUẬT: Nếu điều trị thuốc và vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả thì nên phẫu thuật tái tạo DCCT. Trước đây tái tạo DCCT thường được mổ hở. Phương pháp này gây nhiều tổn thương thêm cho khớp gối, người bệnh cảm giác đau nhiều sau phẫu thuật, ngoài ra dây chằng tái tạo đôi khi đặt không được chính xác cho nên ảnh hưởng đến độ gấp và duỗi gối.
– Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học, chúng tôi đã ứng dụng kĩ thuật mổ nội soi, bằng đường rạch da nhỏ, đưa dụng cụ và camera vào khớp gối để soi kiểm tra khớp gối, phương pháp nội soi có nhiều ưu điểm hơn so với mổ hở trước đây, người bệnh ít đau, vết mổ nhỏ, hồi phục nhanh, đặc biệt dây chằng mới được đặt đúng vị trí nên khớp gối gấp duỗi gần như bình thường.
– Lấy gân nào để thay thế DCCT: có nhiều gân để thay thế, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng của nó, thông thường là gân cơ thon và gân cơ bán gân (chiếm 60 %), đôi khi là gân bánh chè, gân cơ tứ đầu đùi, gân cơ mác dài. Ngày nay trên thế giới người ta còn dùng gân gót đồng loại.
– Cố định DCCT như thế nào? có nhiều phương pháp cố định DCCT vừa được tái tạo như: vis chêm đường hầm, vis chốt ngang (crospin), nút treo ( endo button) … Rõ ràng các phương pháp cải tiến về sau này luôn có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp trước. Tuy nhiên chọn lựa phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng khớp gối của mỗi người bệnh và kinh nghiệm của bác sỹ phẫu thuật.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
4.Tập luyện sau mổ như thế nào?
Chương trình tập luyện cho người bệnh tái tạo DCCT rất quan trọng. Sau mổ sẽ có nhân viên vật lý trị liệu đến tận giường hướng dẫn cách tập cho người bệnh. Bài tập sẽ thay đổi tùy vào mỗi thời điểm khác nhau.
Sau mổ chân người bệnh được bất động trong nẹp vải tư thế duỗi thẳng, chườm đá lạnh giúp giảm đau và giảm sưng. Qua ngày sau người bệnh bắt đầu tập vận động cổ chân để tăng tưới máu, tập gồng cơ.
Ngày thứ 2 bắt đầu tập gấp gối và duỗi gối. Tập đi lại có chống nạng. Trong tuần đầu phải đạt được duỗi gối hoàn toàn và gập gối khoảng 90 độ . Người bệnh đi lại có chống nạng trong vòng 3 đến 4 tuần.
Sau đó là những bài tập tăng cường sức cơ vùng khớp gối như tập bơi, đạp xe, tập tạ gối, chương trình này kéo dài đến vài tháng sau phẫu thuật.
Chương trình tập luyện vật lý trị liệu sau mổ đòi hỏi nhiều thời gian, người bệnh phải kiên trì, cho nên phương châm của chúng tôi là hướng dẫn cho người bệnh biết cách tập luyện sau mổ để họ tự tập tại nhà. Tập luyện tại nhà vừa có nhiều thời gian vừa tiện lợi, giúp phục hồi sớm, trở lại cơ quan làm việc sớm.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0908 949 607
“Khám bệnh tỉ mỉ và toàn diện giúp định bệnh chính xác. Rất hân hạnh là người Bác sỹ khám chữa bệnh ngay từ đầu cho quý vị : 09 08 94 96 07 – 09 13 65 00 79“