LỊCH SỬ THAY KHỚP NHÂN TẠO
Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, khớp gối khớp háng BV SÀI GÒN – ITO PHÚ NHUẬN
Bản chất của bệnh viêm khớp là làm phá hủy mặt khớp ngày càng nặng nề. Vì vậy người bệnh ngày càng đau đớn trầm trọng, thậm chí què quặt không đi được. Chính vì vậy các bác sĩ điều trị đã cố công tìm kiếm một phương pháp điều trị hiệu quả cho những người bệnh xấu số này. Rõ ràng có nhiều người mong muốn được phẫu thuật để giảm sự đau đớn và làm cho khớp vận động dễ dàng hơn. Những thành quả ban đầu điều trị bệnh viêm khớp háng là hàn khớp, đục xương chỉnh trục, cắt thần kinh chi phối khớp, súc rửa khớp… Mục đích của việc súc rửa khớp là lấy bỏ những mảnh vụn trong khớp, đục bỏ gai xương để làm cho bề mặt của khớp được trơn láng. Tuy nhiên kết quả đem lại cho người bệnh hoàn toàn còn hạn chế. Sau đó là công cuộc tìm kiếm chất liệu mà có thể dùng để thay thế bề mặt khớp háng. Lần lượt nhiều chất liệu đã được dùng thử nghiệm như: cơ, mỡ, bàng quang lợn, vàng, magie và kẽm… tất cả đều thất bại. Các bác sĩ phẫu thuật và các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được một chất liệu nào tương thích sinh học với cơ thể con người mà đủ mạnh để chịu được lực tác động lên khớp háng.
Vào năm 1925 ông Smith Petersen, bác sĩ phẫu thuật ở Boston, Massachusetts, Mỹ đã dùng mảnh thủy tinh để đúc tạo thành một khối bán cầu rỗng bên trong, rồi chụp lên chỏm xương đùi. Như vậy bề mặt của khớp được trơn láng, cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên chất liệu thủy tinh không thể chịu được lực tác động lên khớp háng khi người bệnh đi đứng. Cho nên kết quả đã nhanh chóng thất bại. Ông vẫn kiên cường theo đuổi ý chí của mình để tìm kiếm những chất liệu khác như chất dẻo, thép không rỉ… Ngành công nghiệp đóng tàu biển ra đời đã sử dụng chất liệu thép không rỉ để làm ra những chiếc tàu vượt đại dương có thể chống lại sự ăn mòn của nước biển trong một thời gian dài khi chúng vượt qua những đại dương mênh mông. Điều này đã làm cho các nhà khoa học suy nghĩ có nên áp dụng chúng vào phẫu thuật thay khớp hay không.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
Ông Frederick R. Thompson, ở New York, và ông Austin T. Moore ở South Carolina, Mỹ. Hai ông đã làm việc độc lập nhưng cùng cho ra đời một loại khớp nhân tạo dùng để thay toàn bộ chỏm xương đùi. Khớp này được dùng để điều trị gãy cổ xương đùi và một số trường hợp viêm khớp nhất định. Khớp nhân tạo này gọi là khớp bán phần và chỉ để dùng thay chỏm xương đùi bị hư. Loại khớp nhân tạo này không thể thay thế ổ cối bị hư. Chúng gồm 2 phần, phần chuôi kim loại sẽ đưa vào trong ống tủy xương đùi và phần chỏm kim loại liên tục với phần chuôi sẽ nằm trọn trong ổ cối khớp háng. Khớp háng bán phần Moore – Thompson rất phổ biến trong thập niên 1950, tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế, trình trạng thoái hóa ổ cối vẫn chưa giải quyết được, bên cạnh đó vẫn chưa có phương pháp nào thật sự hiệu quả để cố định chắc chắn khớp nhân tạo vào xương đùi. Rất nhiều người bệnh vẫn còn đau do lỏng khớp nhân tạo. Như vậy kết quả vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Vào đầu năm 1938, hai anh em nhà bác sĩ Jean Judet ở Paris đã sử dụng chất liệu acrylic thay thế bề mặt khớp háng bị viêm. Chất acrylic này sẽ làm cho bề mặt khớp được trơn láng nhưng chẳng may sau đó nó có xu hướng lỏng ra. Sau đó bác sĩ Edware J. Haboush, bệnh viện bệnh khớp ở thành phố New York, đã sử dụng chất acrylic trong nha khoa làm một chất kết dính khớp nhân tạo với xương của người. Chính ông là người mở ra kỷ nguyên mới trong kỹ thuật cố định khớp nhân đạo.
Kể từ đó, nhiều bác sĩ phẫu thuật giỏi đã liên tục cải tiến kỹ thuật thay khớp, các phương pháp cố định khớp nhân tạo và kỷ thuật xi măng xương ngày càng tốt hơn. Các kiểu mẫu khớp nhân tạo mới ra đời ngày càng gần giống với khớp thật. Hàng năm, tại Mỹ có hơn 100.000 người bệnh được thay khớp. Họ vẫn sử dụng khớp nhân tạo có độ bào mòn thấp gồm chỏm xương đùi bằng kim loại và ổ cối băng polyethylen.
Trong những thập niên gần đây người ta vẫn liên tục cải tiến các phương pháp cố định khớp nhân tạo và kiểu mẫu khớp nhân tạo, chẳng hạn khớp không xi măng. Thay đổi chất liệu bền hơn như Ceramic, metal on metal, Resurfacing… Khoa học ngày càng hướng đến sự hoàn thiện, dù hoàn thiện đến đâu chúng ta vẫn không quên công lao của ngài John Charnley.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07