TẬP LUYỆN SAU THAY KHỚP GỐI NHÂN TẠO
Trưởng Khoa khớp háng khớp gối BV SÀI GÒN -ITO
– Lấy lại tầm vận động của khớp gối
– Lấy lại sức mạnh của khớp để người bệnh đi bộ, đi cầu thang dễ dàng.
Nhiệm vụ đầu tiên là phải lấy lại tầm vận động của khớp càng nhiều càng tốt. Phải tập càng sớm càng dễ đạt được tầm vận động khớp. Chính vì vậy mà người bệnh phải bắt đầu tập luyện ngay khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức. Tập luyện sớm còn giúp tăng tuần hoàn, giảm sưng nề chân mổ, tránh biến chứng tắt mạch.
– Người bệnh phải tự ngồi dậy được
– Khớp gối duỗi thẳng hoàn toàn
– Gấp khớp gối khoảng 90 độ, cũng có thể ít hơn 90 độ nhưng điều quan trọng là mức độ gập gối phải tiến bộ mỗi ngày.
– Người bệnh biết cách đi chống nạng hoặc chống khung hổ trợ. Như vậy người bệnh có thể tự đi lại trong phòng và tự đi vệ sinh mà không sợ té ngã.
– Người bệnh phải biết cách tự tập độc lập các bài tập để khi xuất viện có khả năng tự tập tại nhà vì chương trình tập luyện còn kéo dài vài tháng.
– Khuyến kích người bệnh tập các động tác vận động khớp chủ động, không nên nhờ người nhà phụ giúp nâng chân, gập hoặc duỗi các khớp đang tập
– Tập chậm rải, tập theo nhịp thở tức là vừa hít thở đều đặn vừa tập
– Phải chú trọng tập gồng cơ và sức tập phải tăng dần.Chương trình tập luyện cụ thể có thể sơ lượt như sau:
1. Ngày thứ nhất:
– Chườm đá lạnh trên vùng mổ: dùng túi ni lông đựng đá lạnh, chườm lên vùng mổ gối khoảng 10 phút mỗi lần. chườm đá lạnh giúp giảm đau tốt và giảm sưng sau mổ
– Tập vận động cổ chân, nhất là động tác gập mu chân: Người bệnh nằm trên giường, hít thật sâu và gập mu cổ chân, giữ yên tư thế gập trong 5 giây, sau đó thở ra và thả lỏng cổ chân, nghỉ ngơi 5 giây rồi tập lại động tác đó. Tập liên tục như vậy khoảng 20 lần.
– Tập nâng thẳng chân: Người bệnh nằm trên giường, hít sâu đồng thời nâng thẳng chân mổ lên cách mặt giường khoảng 20 cm. Động tác này giúp tăng cường sức cơ tứ đầu đùi.
2.Ngày thứ 2:
– Tiếp tục tập vận động cổ chân và tập nâng thẳng chân
– Tập gập khớp gối tại giường tư thế nằm: Người bệnh nằm trên giường, gập từ từ khớp gối càng nhiều càng tốt miễn sao bàn chân vẫn tựa trên mặt giường, giữ nguyên tư thế tối đa trong 5 giây sau đó từ từ duỗi thẳng gối ra. Nghỉ 5 giây rồi tập trở lại động tác đó.
– Tập gập khớp gối có nâng đỡ: Người bệnh ngồi dậy sát thành giường. Đưa 2 chân ra ngoài thành giường, dùng chân không mổ đặt dưới gót chân đã mổ. Từ từ gập gối đến mức không gấp được nữa sẽ duỗi gối lên. Trong lúc gập gối thì dùng chân khoẻ để nâng chân mổ nhưng khi duỗi gối thì không nên nâng mà phải tự chân mổ duỗi gối. Nghỉ ngơi 5 giây rồi tập lại động tác đó khoảng 20 lần.
– Cho người bệnh ngồi dậy để ăn uống dễ dàng. Tập gồng cơ bụng để đi tiểu tiện dễ dàng, tránh táo bón.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
3. Ngày thứ 3 đến tuần lễ đầu tiên:
– Tập duỗi gối và gập gối không nâng đỡ: Người bệnh ngồi dậy, để 2 chân ra ngoài thành giường cho gập khớp gối nhẹ nhàng. Hít thật sâu đồng thời nâng cẳng chân lên sao cho gối duỗi thẳng, giữ nguyên tư thế đó trong 5 giây. Sau đó thở ra và thả lỏng cho khớp gối gập lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi 5 giây sau đó tập lại khoảng 20 lần.
– Tập đi lại bằng nạng hoặc khung hổ trợ: Đến ngày thứ ba, người bệnh bắt đầu tập đi lại, thông thường phải có khung hổ trợ. Khung hổ trợ tập đi có bốn chân nên không sợ trượt té. Chân mổ được phép chống chịu lực trong lúc đi lại. Thời gian đi nạng thông thường là bốn tuần.
Người bệnh tiếp tục tập các bài tập gập và duỗi gối đến khi tầm vận động khớp đạt được như mong đợi là duỗi thẳng gối và gập gối 120 độ. Vào những dịp tái khám, bác sỹ sẽ đánh giá tầm vận động khớp và sẽ chỉ dẫn những động tác khác nhằm đạt được tầm vận động tối đa
Từ tuần lễ thứ tư, người bệnh bắt đầu tập những động tác tăng cường sức cơ như tập đạp xe tại chổ. Lúc đầu đạp với sức căng nhẹ sau đó tăng dần tùy theo tình trạng của mình.