THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO
Thay khớp háng nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật để điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Thông thường thay khớp háng sẽ giúp giảm đau cho người bệnh, vận động khớp háng sẽ được cải thiện giúp cho người bệnh trở lại sinh hoạt thường ngày.
Khi nào thì thay khớp háng?
Có nhiều bệnh lý làm tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và sụn ổ cối như bệnh họai tử chỏm xương đùi, thoái hoá khớp háng, viêm khớp dạng thấp…Trong thời gian đầu của bệnh, đa số chúng ta áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, giảm sức tì đè lên khớp…. tuỳ theo từng loại bệnh khác nhau. Những trường hợp sau sẽ được xem xét nên phẫu thuật thay khớp háng:
–Đau kéo dài mặc dù đã điều trị bảo tồn tích cực, đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh
-Đi lại khó khăn, nhất là đi lên hoặc đi xuống cầu thang
Thay khớp háng nhân tạo thuờng áp dụng cho những bệnh lý làm tổn thương nặng khớp háng như:
-Hoại tử chỏm xương đùi
-Thoái hoá khớp háng
-Viêm khớp dạng thấp
-Gãy cổ xương đùi
-Bướu xương…
Bạn cần tư vấn cụ thể hơn – Liên hệ ngay với bác sĩ!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
Các biến chứng khi thay khớp háng nhân tạo:
Thay khớp háng là một phẫu thuật lớn, nhờ sự chuẩn bị tốt, phương tiện gây mê hồi sức tốt, kíp phẫu thuật thông thạo nên đa số an toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên cũng có khi xảy ra biến chứng và thường được xử trí thành công nếu như phát hiện kịp thời. Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật thay khớp háng:
-Tắt mạch: Có hiện tượng hình thành những cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Có thể do ít vận động chân bị mổ hoặc do sang thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy bác sỹ sẽ khuyên bạn vận động chân mổ tích cực ngay sau khi tỉnh dậy, hoặc cho bạn dùng thuốc chống đông máu. Hiện tượng tắc mạch thường gặp ở những nước Châu Âu hơn châu Á chúng ta.
-Nhiễm trùng: Cũng giống như mọi phẫu thuật khác đều có nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. có thể chỉ là nhiễm trùng nông vùng vết mổ, cũng có khi nhiễm trùng sâu bên trong khớp, tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%. Nhiễm trùng sớm xảy ra trong thời gian đầu sau mổ, có trường hợp nhiễm trùng muộn xảy ra sau mổ vài năm do vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể lan đến khớp háng. Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, có khi phải mổ cắt lọc, súc rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm trùng sâu. Có những trường hợp kéo dài dai dẳng phải mổ lấy khớp nhân tạo ra, sau một thời gian ổn định sẽ mổ thay lại khớp khác.
-Trật khớp: Tỉ lệ trật khớp trung bình từ 1 – 3 %. Tuỳ theo lọai khớp nhân tạo, đường mổ, trình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà tỉ lệ trật khớp sẽ khác nhau. Người bệnh nên tránh những tư thế dễ làm trật khớp như gập háng quá 90 độ, bắt chéo chân, ngồi xổm…Nếu xảy ra trật khớp, bác sỹ sẽ nắn lại khớp cho bạn và bó nẹp bất động một thời gian, hiếm khi phải mổ đặt lại khớp nhân tạo. Ngày nay với thê hệ khớp nhân tạo mới, kỹ thuật phẫu thuật thay khớp hoàn hảo và chuyên nghiệp hơn cho nên chúng tôi không để xảy ra trường hợp nào bị trật khớp sau mổ mặc dù người bệnh có thể ngồi xổm và ngồi chéo chân thoải mái.
– Tổn thương thần kinh tọa: Tỉ lệ nhỏ 0.5 %, thường gặp ở những người phẫu thuật vào khớp háng lối sau. Tổn thương do kéo căng hoặc va chạm trong quá trình thao tác. Người bệnh cảm giác đau tê chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, không duỗi cổ chân được. Thời gian phục hồi phải mất khoảng 6 tháng sau.
– So le chi: Trong quá trình phẫu thuật, bác sỹ cố gắng cân bằng chiều dài 2 chân, tránh hiện tượng so le chi. Mức so le cho phép 1-2 cm. Tuy nhiên nếu bác sỹ phẫu thuật chuẩn bị trước mổ đầy đủ, đo kích cỡ khớp nhân tạo chính xác thì hạn chế được biến chứng so le chi.
– Lỏng khớp: theo thời gian sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của người bệnh sẽ bị yếu đi, khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó người bệnh sẽ đau khi đi đứng chịu lực lên chân có khớp nhân tạo. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm, có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm. Nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại khớp nhân tạo, kỷ thuật mổ, chất lượng xương của người bệnh…Nếu khớp bị lỏng nhiều thì phải mổ thay lại một khớp khác.
-Cứng khớp: Phần mền xung quanh khớp bị xơ cứng làm cho giới hạn vận của khớp háng nhân tạo. Quá trình xơ hoá này còn gọi là xương mọc lạc chổ, thường không gây đau đớn mà chỉ làm cứng khớp háng. Nếu người bệnh có yếu tố nguy cơ bệnh xương mọc lạc chổ thì nên báo cho Bác sỹ biết để cho thuốc uống hoặc dùng tia xạ điều trị dự phòng.
Bạn cần tư vấn cụ thể hơn – Liên hệ ngay với bác sĩ!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
Người bệnh chuẩn bị gì trước mổ?
Bạn nên điện thoại để lấy cuộc hẹn khám bệnh với Bác sỹ chuyên phẫu thuật khớp háng trước khi bắt đầu mọi việc. Bác sỹ sẽ hỏi về quá trình diễn tiến của bệnh, những phương pháp điều trị trước đây mà bạn đã áp dụng. Khám khớp háng và các cơ quan liên quan, chụp XQuang để xác định chính xác bệnh của bạn và đánh giá xem có cần phải thay khớp nhân tạo hay không. Bác sỹ sẽ kiểm tra trình trạng sức khỏe của bạn có đảm bảo cho cuộc phẫu thuật hay không.
Nhân dịp này, người bệnh có thể tư vấn với bác sỹ về những vấn đề liên quan đến phẫu thuật khớp háng nhân tạo mà bạn cần biết thêm như chọn loại khớp nhân tạo nào, thời gian nằm viện, đi lại như thế nào sau khi thay khớp, chi phí như thế nào…
Trong quá trình phẫu thuật thường có mất máu và cần phải truyền máu sau mổ. Cho nên trước khi phẫu thuật, có thể Bác sỹ sẽ rút một lượng máu của bạn và lưu trữ cẩn thận. Máu này sẽ được truyền lại cho chính bạn sau khi phẫu thuật xong.
Bạn cần tư vấn cụ thể hơn – Liên hệ ngay với bác sĩ!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
Phẫu thuật thay khớp như thế nào?
Các bác sỹ khoa gây mê hồi sức sẽ khám xét để chọn lựa phương pháp vô cảm thích hợp cho người bệnh. Có khi là gây mê toàn thân, có khi là gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài cứng. Một số nghiên cứu báo cáo rằng tỉ lệ biến chứng tắt mạch giảm rõ rệt ở những bệnh nhân mổ thay khớp háng được gây tê vùng. Chính vì vậy chúng tôi luôn áp dụng kỷ thuật gây tê ngoài màng cứng vừa để phẫu thuật vừa giúp giảm đau cho người bệnh trong những ngày sau mổ.
Phẫu thuật thay khớp háng kéo dài từ 2 đến 3 giờ. Sau khi rạch da, lớp cân cơ để vào khớp háng, Bác sỹ sẻ lấy bỏ phần xương bị hư, nạo lớp xương sụn, ướm chọn kích thước khớp nhân tạo thích hợp, định vị hướng chính xác và đặt khớp nhân tạo vào khớp háng.
Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh được chuyển đến nằm săn sóc tại phòng hồi sức. Ở đây người bệnh được theo dõi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, truyền máu, truyền dịch và dùng thuốc. Thông thường người bệnh được nằm lại săn sóc tại phòng hồi sức từ 6 giờ đến 12 giờ.
Ngày nay quan điểm về thay khớp đã thay đổi, bác sỹ phẫu thuật luôn khuyên người bệnh tập càng sớm càng tốt, giúp hồi phục nhanh và giảm các biến chứng. Ngay sau mổ, sẽ có nhân viên vật lý trị liệu đến tận giường bệnh hướng dẫn các bài tập cần thiết cho bạn. Ngày đầu người tập các bài tập tại giường, được phép ngồi dậy. Ngày thứ hai người bệnh sẽ được hướng dẫn cách thức chống nạng đi lại , sau đó bạn có thể đi lại trong phòng. Bác sỹ phẫu thuật sẽ hướng dẫn cho bạn những động tác nào nên làm và những động tác nào nên tránh. Chương trình tập luyện để phục hồi chức năng khớp háng sau mổ sẽ được Bác sỹ hướng dẫn tiếp tục cho người bệnh sau khi xuất viện để tự tập tại nhà.
Thông thường người bệnh phải nằm lại bệnh viện để được chăm sóc trong thời gian sau mổ 5 đến 7 ngày, vết mổ sẽ được cắt chỉ khoảng 14 ngày sau khi mổ. Lịch tái khám thông thường vào các thời điểm sau mổ 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và hàng năm sau đó.
Bạn cần tư vấn cụ thể hơn – Liên hệ ngay với bác sĩ!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
Kết quả sau mổ thay khớp háng:
Trên thế giới đã có nhiều bài báo cáo theo dõi kết quả phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Đa số đều ghi nhận rằng kết quả giảm đau cho người bệnh rất cao ( 97%). Hầu hết người bệnh được giảm đau sau mổ thay khớp nhân tạo. Chức năng khớp háng phục hồi gần như bình thường, người bệnh trở lại những sinh hoạt hàng ngày, có thể tham gia những môn thể thao nhẹ nhàng như đánh gôn, bơi lội, đi bộ, đạp xe.… Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp bị trục trặc, kết quả không như mong muốn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Bác sỹ sẽ có phương khắc phục những trục trặc đó.
Chọn lựa loại khớp nhân tạo nào?
Ngày nay có rất nhiều loại khớp nhân tạo ra đời và cũng có nhiều phương pháp mổ khác nhau. Nhìn chung, khớp nhân tạo có thể phân thành các loại cơ bản là khớp háng có xi măng và khớp háng không có xi măng.
Khớp háng không có xi măng được phát triển thành nhiều loại nhỏ tuỳ thuộc vào bề mặt tiếp xúc chịu lực của nó là: kim loại – nhựa cao phân tử, ceramic – ceramic, kim loại – kim loại….
Khớp háng không xi măng có những ưu điểm nên thường dành cho người trẻ tuổi. Các loại khớp ceramic hay metal có độ bào mòn thấp nên thường áp dụng cho người trẻ tuổi và nhu cầu đi lại nhiều.
Mỗi loại khớp có những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Chọn lựa loại khớp nào tùy thuộc vào trình trạng sức khỏe, chất lượng xương, tuổi, và nhu cầu đi lại của từng người bệnh.
Tuổi thọ của khớp nhân tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: loại khớp nhân tạo, độ bào mòn của khớp, chất lượng xương của người bệnh, đặc biệt là kỹ thuật mổ đặt khớp nhân tạo. Chúng ta cố gắng kiểm soát tốt từng yếu tố đó thì sẽ kéo dài thời gian sử dụng khớp nhân tạo.
Ngày càng nhiều loại khớp háng nhân tạo mới ra đời nhưng không thể thay thế đôi bàn tay khéo léo của bác sỹ phẫu thuật trong sự thành công của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Bạn cần tư vấn cụ thể hơn – Liên hệ ngay với bác sĩ!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
“Khám bệnh tỉ mỉ và toàn diện giúp định bệnh chính xác. Rất hân hạnh là người Bác sỹ khám chữa bệnh ngay từ đầu cho quý vị : “09 08 94 96 07 – 09 13 65 00 79“