THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Bs Nguyễn Thành Chơn
Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, khớp gối khớp háng BV SÀI GÒN – ITO PHÚ NHUẬN
Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến ở những người phụ nữ lớn tuổi. Bệnh có thể xảy ra trên bất kỳ khớp nào trên cơ thể như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay…. phổ biến nhất là khớp gối. Thoái hóa khớp gối là trình trạng bào mòn mặt sụn khớp của đầu xương đùi, mân chày và có khi cả xương bánh chè, làm cho khớp gối không còn khả năng chịu trọng lực khi đi dứng hoặc ngồi xổm. Khớp bị thoái hoá sẽ có quá trình viêm kèm theo nên khớp thường bị sưng to gây ra triệu chứng đau đớn, khó khăn vận động khớp…
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn láng, không có ma sát.
Lớp sụn này sẽ giúp cho khớp cử động dễ dàng. Ngoài ra khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẻ giữa hai đầu xương. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối.
Khi khớp gối bị viêm thoái hóa, lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mân chày hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, nó sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp.
Màng hoạt dịch cũng gây ra phản ứng viêm, tiết ra nhiều chất dịch trong khớp làm cho khớp gối bị sưng to hơn, có nhiều dịch bên trong
Bao khớp bị dày lên như thể nó cố gắng giúp giữ vững khớp gối, các cơ xung quanh bị yếu dần đi cho nên khớp gối ngày càng không vững. Người bệnh khó có thể chống chân chịu lực.
Thoái hoá khớp là một quá trình diễn tiến chậm chạp theo thời gian. Sau nhiều năm nó trở nên nặng nề hơn. Trong những trường hợp nặng, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ sát nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ sát nhau sẽ gây đau cho người bệnh, nhất là những lúc đi lên cầu thang hoặc lúc ngồi xổm. Lâu dần xương sẽ bị bào mòn nhiều hơn, gây biến dạng hình thể khớp gối, thường là bị vẹo vào trong.
2. Các biểu hiện của bệnh thoái hoá khớp:
Người bị bệnh thoái hoá khớp thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại thấy dễ chịu hơn. Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống. Nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.
Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.
Tùy theo giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong giai đoạn đầu, thong thường là áp dụng những biện pháp không phẫu thuật như sau:
– Thuốc kháng viêm: các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thận
– Thuốc bổ sung sụn như: Glucosamin, chondroitin….Mặc dù người ta vẫn chưa thấy bằng chứng cải thiện lớp sụn đã bị bào mòn sau khi dùng thuốc bổ sụn. Tuy nhiên cho người bệnh dùng thuốc này thấy có hiệu quả giảm đau hơn so với nhóm giả dược.
– Tiêm thuốc corticoide: đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.
– Tiêm thuốc Hyarulonic acid: đem lại hiệu quả giảm đau kéo dài vài tháng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và có cẩn thận nguy cơ nhiễm trùng do tiêm
– Nẹp gối: giúp khớp gối vững vàng hơn
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT:
Nếu quá trình thoái hoá làm bào mòn lớp sụn được khu trú trong một ngăn của khớp gối ( có thể là ngăn trong hoặc ngăn ngoài) đồng thời gây biến dạng
Thay đổi trục cơ học của khớp gối, làm cho khớp gối chịu lực lên ngăn còn lại không bị mòn lớp sụn. Phẫu thuật này thường áp dụng cho những người còn trẻ tuổi, nó giúp giảm đau kéo dài một thời gian khá lâu.
Nếu khớp gối đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều thì bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp thay khớp nhân tạo. Sau khi cắt bỏ phần sụn bị bào mòn, các bác sỹ sẽ đạt một khớp nhân tạo mới vào trong khớp gối. Thay khớp thực sự là thay bề mặt sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lợp nhựa cao phân tử nhân tạo. Cho nên mọi vận động và chịu lực của khớp gối bây gìơ sẽ do lớp nhựa nhân tạo này đảm trách. Chính vì vậy người bệnh đi đứng chịu lực không đau, vận động khớp gối được cải thiện rõ rệt.
Trên đây là những điểm cơ bản về các phương pháp điều trị bệnh thóai hóa khớp gối. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Không có phương nào là tốt hơn phương pháp nào. Nhưng đối với một người bệnh cụ thể thì chỉ có một phương pháp tốt nhất. Chính vì vậy nếu khám xét cẩn thận, đánh giá chính xác và chú ý đến nhiều yếu tố liên quan khác thì người bệnh sẽ nhận được phương pháp hiệu quả nhất.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 09 08 94 96 07
“Khám bệnh tỉ mỉ và toàn diện giúp định bệnh chính xác. Rất hân hạnh là người Bác sỹ khám chữa bệnh ngay từ đầu cho quý vị : 09 08 94 96 07 – 09 13 65 00 79“