NGUYÊN NHÂN ĐAU NHỨC TAY CHÂN
Đau nhức tay xảy ra rất phổ biến hiện nay, thường gặp chủ yếu ở những người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, vận động viên thể thao, nhân viên văn phòng làm việc với máy tính,… Triệu chứng này có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Vậy, nguyên nhân đau nhức tay là do đâu, nên điều trị như thế nào?
TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN NHÂN ĐAU NHỨC TAY THƯỜNG GẶP
Nguyên nhân đau nhức tay thường rất đa dạng, hầu như bất kì việc gì tác động đến cánh tay đều có thể gây đau nhức, tê bì tay. Trong đó, những vấn đề sau được xem là tác nhân gây bệnh thường gặp và phổ biến nhất:
Đau tay do bệnh xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp là nguyên nhân đau nhức tay phổ biến như: viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp, chèn ép dây thần kinh, bệnh phần mềm liên quan đến gân, cơ, dây chằng,…
Đau nhức tay do yếu tố sinh lý: Đây là nguyên nhân đau nhức tay do: ngủ đè lên cánh tay, thực hiện thao tác tay lặp lại nhiều lần, cầm vật nặng quá lâu, thời tiết trở lạnh đột ngột, làm việc nhiều giờ trên máy tính,… Tình trạng này không nguy hiểm và có thể khỏi sau 2 – 3 ngày nghỉ ngơi.
Rối loạn chuyển hóa: Đây là nguyên nhân đau nhức tay thường gặp ở những người mắc một số bệnh như tiểu đường, lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, bệnh thiếu chất (canxi, vitamin các loại, axit folic),….
Bên cạnh đó, những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém, người cao tuổi, người đang bị cảm sốt,… đều có nguy cơ bị đau tay. Ngoài ra, nhiều trường hợp không thể xác định nguyên nhân đau nhức tay.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0913 650 079
ĐAU NHỨC TAY LÀ TRIỆU CHỨNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nhiều người khá thờ ơ với tình trạng đau nhức tay, họ xem đó là những triệu chứng tự nhiên, không có gì đáng lo ngại. Chính vì thế mà một số trường hợp khi thăm khám tay đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, đau nhức dữ dội rất khó điều trị.
Trên thực tế, đau nhức tay có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, một ố trường hợp khỏi nhanh chóng, số khác lại chuyển biến phức tạp hơn theo thời gian, gây ra một số biến chứng sau:
- Hạn chế vận động cánh tay: Các thao tác co duỗi xoay, xoay cổ tay, đưa tay lên xuống, cầm nắm vật,… thực hiện rất khó khăn.
- Teo cơ: Cơ ở tay có dấu hiệu co rút dần, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cánh tay.
- Biến dạng khớp: Các ngón tay có dấu hiệu cong vẹo, co rúm bất thường, đôi khi còn bị biến dạng nghiêm trọng.
- Bại liệt tay: Đau nhức tay nặng có thể gây bại liệt tay, khiến tay mất hoàn toàn khả năng vận động và cầm nắm
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM ĐAU NHỨC TAY AN TOÀN – HIỆU QUẢ?
Thay vì phải cố chịu đựng các cơn đau nhức khó chịu với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp giảm đau nhức vừa an toàn lại mang hiệu quả tốt như sau:
Chườm lạnh giúp giảm đau: Bạn có thể thực hiện chườm lạnh từ 10 – 15 phút/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng. Lưu ý, không nên chườm nóng vì có thể làm tăng tình trạng sưng nề, chảy máu bên trong.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị đau nhức tay nên tránh làm việc năng nhọc, thay vào đó bạn cần nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian hồi phục trở lại.
Tập thể thao, vận động vừa sức: Nên chọn những động tác phù hợp để luyện tập mỗi ngày nhằm tăng cường sức khỏe xương khớp, trong đó ngồi thiền hoặc tập yoga là những bộ môn rất tốt cho sức khỏe.
Xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay: Sử dụng cánh tay còn lại để xoa bóp hoặc nhờ người thân giúp đỡ, biện pháp này giúp giãn mạch, chống cứng cơ, tăng tuần hoàn máu và hạn chế các nguyên nhân đau nhức tay.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, nước có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ,….
Tránh sử dụng các chất kích thích: Nên tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe và hệ xương khớp như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,….
Hạn chế dùng thuốc: Thuốc có thể giúp giảm đau nhức khá tốt, tuy nhiên cần hạn chế sử dụng vì thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, dùng nhiều sẽ gây “lờn thuốc”, một số tác dụng phụ của thuốc còn làm ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,…
BIỆN PHÁP CHỮA ĐAU NHỨC TAY KHÔNG DÙNG THUỐC
Để có thể điều trị đau nhức tay hiệu quả, các bác sĩ tại Phòng khám cơ xương khớp Đầm Sen phải biết chính xác nguyên nhân đau nhức tay, từ đó mới có thể đưa ra biện pháp chữa trị an toàn và hiệu quả cho từng bệnh nhân khác nhau.
Hiện nay, XKĐS đang áp dụng phương pháp nắn chỉnh bằng tay vào quá trình điều trị đau nhức tay cũng như các bệnh cơ xương khớp, thần kinh cột sống khác. Đây là biện pháp được ứng dụng rất thành côn tại Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới, không chỉ giảm đau nhức hiệu quả và còn tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp.
Ưu điểm của phương pháp nắn chỉnh bằng tay tại XKĐS:
- Điều trị theo phương pháp trị liệu bảo tồn KHÔNG dùng thuốc, KHÔNG phẫu thuật.
- Mức độ đau nhức giảm từ 10 xuống còn 1 – 3 sau điều trị.
- Hạn chế tái phát đến mức thấp nhất, không phát sinh biến chứng sau điều trị.
- Phù hợp với mọi đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em, người già, phụ nữ sau sinh.
Liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn cụ thể hơn!!!
Hotline tư vấn: 0913 650 079
Bên cạnh đó, XKĐS còn ứng dụng thêm nhiều biện pháp vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ giảm đau, tăng tuần hoàn máu, chống cứng cơ dựa vào hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài như: đèn hồng ngoại IR, tia Laser cường độ cao, điện xung kích thích, sóng siêu âm, nhúng parafin,…
Ngoài ra, XKĐS còn sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, có tay nghề cao, từng thực hiện điều trị thành công cho hàng ngàn khách hàng, một số người từng tu nghiệp nhiều năm tại nước ngoài, do đó rất vững chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm cao.
Khi biết chính xác nguyên nhân đau nhức tay, bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị an toàn và hợp lý nhất, không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn tăng cường sức chịu đựng, sự dẻo dai của hệ xương khớp. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng đau nhức tay vài ngày không khỏi, người bệnh hãy đến ngay Phòng khám cơ xương khớp ĐẦM SEN để được chữa trị kịp thời.